Vị trí KINH DOANH, MỞ VĂN PHÒNG, SPA – mặt tiền đường thông 10m – 4 x 25m – DÂN CƯ ĐÔNG ĐÚC QUA LẠI

Logo địa ốc phong thủy

Được đăng bởi

Tài

Cập nhập lần cuối vào

18/07/2025 14:00

Đường Liên khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Thông tin mô tả

– MTKD siêu vip Phường Bình Tân.
– Cặp siêu phẩm nhà phố Tây tứ trạch Quận Bình Tân – đổ được 2 ô tô trong nhà.
– Vị trí thuộc đường Liên Khu 4-5, P. BHH B, Quận Bình Tân.
– Diện tích: 4m x 25m (hướng Tây).
– Đường nhựa 10m thông, ô tô xe tải vào tận cửa, khu vực đông đúc dân cư qua lại.
– Kết Cấu: 1 trệt, 1 lửng 3 lầu gồm 5 phòng ngủ, 5WC, gara ô tô, phòng khách, bếp, sân thượng trước sau,
– Nhà gần chợ, công viên, trường học các cấp, bán kính 1Km đầy đủ tiện ích.
– Pháp lý sổ hồng riêng hoàn công đầy đủ, hỗ trợ vay ngân hàng đến 80% giá trị nhà.
+ Lý tưởng để:

– Mở văn phòng, spa, tiệm nail, tiệm thuốc, showroom, cửa hàng tiện lợi,…

– Cho thuê lại mặt bằng và các tầng trên sinh lời ổn định.

– Vừa ở vừa khai thác kinh doanh ngay tiết kiệm chi phí.

– Vị trí mặt tiền đường Liên Khu 4 – 5, phường Bình Hưng Hòa B, khu dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện, không ngập nước kết nối dễ dàng đến Aeon Mall, KCN Tân Bình, Quốc Lộ 1A.

+ Thanh toán 7 tỷ 700 triệu đồng nhận nhà ở ngay + ngân hàng hỗ trợ vay thêm 900 triệu hoặc chủ nhà hỗ trợ trả chậm trong vòng 1 – 2 tháng

Đặc điểm Chi tiết
Mức giá 7,7 tỷ
Diện tích 100 m²
Số phòng ngủ 5 phòng
Số phòng tắm, vệ sinh 5 phòng
Số tầng 4 tầng
Hướng nhà Tây
Hướng ban công Tây
Mặt tiền 4 m
Đường vào 10 m
Pháp lý Sổ đỏ/ Sổ hồng
Nội thất Nội thất cao cấp

Bài viết được quan tâm

1

Chuyên gia lo bảng giá đất ‘chạy đua với giá ảo’

1

Đề xuất mức thu tiền sử dụng đất bổ sung 0,5% trong khi chờ sửa luật

1

Hết thời ‘lướt sóng’ nhà đất nếu áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng

1

Hơn 1 tỷ đồng cải tạo căn hộ tập thể cho 4 người

1

Đề xuất lập Quỹ nhà ở quốc gia với vốn nhà nước tối thiểu 5.000 tỷ đồng

1

Đề xuất tính thuế 20% trên lãi từng lần chuyển nhượng bất động sản

Chủ gửi bán gấp căn hộ Block D, tầng cao, view đẹp, giá chỉ 3.52 tỷ nhận nhà ngay, LH 0931 329 ***

3,52 tỷ

66 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Chung cư The Art KDC Gia Hòa, Phước Long B, Phước Long B, Tp Thủ Đức. DT: 66m2/3.27 Tỷ TL

3,27 tỷ

66 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

3,1 tỷ

60 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Đăng 1 tuần trước

Chính chủ cần bán THE ART GIA HÒA căn 2PN 2WC, full nội thất, mẫu A

3,1 tỷ

60 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Bán căn góc chung cư The Art, Quận 9 DT 68m2, 2PN, 2WC, giá 3.6 tỷ, đầy đủ nội thất- có sổ hồng

3,6 tỷ

68 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Bán căn hộ chung cư The Art, DT 66m2, 2pn, 2wc nhà mới, tầng đẹp view mát tặng kèm nội thất, sổ sẵn

3,25 tỷ

66 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

3,25 tỷ

67 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Đăng 1 tuần trước

Bán căn hộ The Art nằm trong khu dân cư Gia Hoà, giá 3.250 tỷ LH: 0902 407 ***

3,25 tỷ

67 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

3,55 tỷ

69 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Đăng 1 tuần trước

Chính chủ cần bán căn Gia Hòa mẫu D view hồ bao đẹp. Giá 3,550 tỷ

3,55 tỷ

69 m²

Quận 9, Hồ Chí Minh

Chính chủ gửi bán căn hộ Duplex 3 phòng ngủ, hoàn thiện nội thất đẹp sân vườn 40m giá chỉ 7tỷ2

7,2 tỷ

200 m2

Quận 9, TP HCM

Bài viết khác

Tin tức

“Thành phố áp dụng bảng giá đất mới theo Quyết định 79 với mức tăng đột biến đã khiến thị trường bất động sản gần như đóng băng, dòng tiền khó lưu thông”, Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM nêu tại hội thảo “Giá đất, thuế đất thế nào cho hợp lý” sáng 22/7.

Ông Thuận nhận định Luật Đất đai 2024 quy định việc xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, nhưng không yêu cầu bảng giá đất phải bám sát giá thị trường – vốn luôn biến động. Trong quá trình soạn thảo Nghị định 103, Bộ Tài chính từng chủ trương không làm biến động lớn nghĩa vụ tài chính về đất, nhưng khi triển khai thực tế lại xuất hiện nhiều bất cập, đặc biệt là khoảng cách quá lớn giữa giá đất ở và đất nông nghiệp.

“Giá đất ở được xem xét theo hướng tiệm cận thị trường, trong khi đất nông nghiệp lại được định giá rất cảm tính, không bám sát thực tế”, ông nói.

Ông dẫn chứng một thửa đất mặt tiền đường Đồng Khởi (TP HCM) có 210 m2 đất ở được định giá 687 triệu đồng mỗi m2 trong bảng giá đất, còn 6 m2 chưa chuyển mục đích vẫn là đất nông nghiệp chỉ được định giá 810.000 đồng/m2.

Theo ông, sự chênh lệch gấp hơn 840 lần này không phù hợp với nguyên tắc thị trường như quy định tại Nghị định 71. “Để công bằng, cần điều chỉnh giá đất nông nghiệp lên khoảng 65-70% so với đất ở tại các thửa đất nằm trong khu dân cư hoặc xen cài trong thửa đất ở”, ông Thuận nói thêm.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Kinh tế tài nguyên và Môi trường TP HCM. Ảnh: BTC

Bà Võ Nhật Liễu, Giám đốc Viện đào tạo phát triển dự án bất động sản PROPIIN, cũng đặt vấn đề áp giá thị trường vào bảng giá đất có thực sự công bằng và liệu có khiến giá đất ở vô hình chung chạy đua với giá ảo.

Bà Liễu cho biết, tiền sử dụng đất hiện chiếm hơn 20% tổng mức đầu tư dự án và là một biến số mà doanh nghiệp rất khó kiểm soát do chưa có công thức thống nhất. Nếu tính theo mức giá thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không thể triển khai được dự án nhà ở trung cấp, bình dân, thậm chí rất khó có lãi. Khi đó, thị trường dễ rơi vào vòng xoáy lệch cung – cầu, chỉ còn giới đầu tư đủ tài chính mua nhà, còn người lao động thì mất dần cơ hội an cư.

Ngoài ra, bà Liễu cho rằng việc xây dựng bảng giá đất theo thị trường đòi hỏi cách tiếp cận khoa học, có hệ thống dữ liệu đầy đủ và minh bạch. Để phản ánh sát giá thực, cần khảo sát trên một lượng lớn giao dịch kéo dài ít nhất 5-10 năm, thay vì dựa vào các thương lượng rời rạc giữa người mua và người bán. Nếu vội vàng áp dụng giá thị trường trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất thường, sẽ dễ dẫn đến hợp thức hóa giá ảo.

Chung quan điểm, Tiến sĩ Trần Việt Anh, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương, nhìn nhận việc xây dựng bảng giá đất cần có cơ sở khoa học rõ ràng, nếu không sẽ dễ bị cuốn theo giá ảo. Ông chỉ ra thực tế thời gian qua, giá đất liên tục bị đẩy lên bởi các yếu tố như quy hoạch làm đường, xây cầu, có nhà đầu tư lớn đến hoặc gần đây là hiệu ứng sáp nhập tỉnh.

“Nếu các địa phương lấy mức giá bị thổi lên trong giai đoạn sốt nóng làm dữ liệu xây dựng bảng giá đất sẽ dẫn tới nguy cơ bảng giá đất không phản ánh thực tế”, ông cảnh báo.

Theo ông Việt Anh, hậu quả của việc này dẫn đến giá nhà đất bị đẩy lên cao, vượt khả năng chi trả của người dân. Chi phí chuyển nhượng và nghĩa vụ tài chính về đất tăng theo, khiến doanh nghiệp đội chi phí đầu vào, cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu.

Ông dẫn chứng tại vòng xoay Cát Lái (TP HCM), giá đền bù lên tới 81 triệu đồng mỗi m2 khiến doanh nghiệp phải đưa giá bán ra thị trường lên khoảng 200 triệu đồng mỗi m2 để đảm bảo lợi nhuận, tạo áp lực lớn lên giá nhà và khả năng tiếp cận của người dân.

“Đây là lý do cần sớm sửa đổi Luật Đất đai 2024, trong đó có quy định liên quan đến bảng giá đất”, ông Việt Anh nói. Bởi theo ông, bảng giá đất mới dự kiến áp dụng đồng loạt trong nửa năm tới, nếu không sửa kịp thời, các bất cập đang diễn ra tại một số địa phương có thể lan rộng. Chưa kể, quá trình sáp nhập tỉnh còn khiến nhiều nơi tồn tại song song nhiều bảng giá đất, gây thiếu nhất quán và khó khăn trong quản lý.

Ông Việt Anh kiến nghị bảng giá đất cần cập nhật theo giá thị trường nhưng phải có lộ trình cụ thể, tránh gây sốc và ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân và xã hội. Ông cũng đề xuất phân định rõ giữa giá đất thương mại và đất phục vụ mục tiêu an sinh.

Phản hồi ý kiến chuyên gia, ông Võ Anh Tuấn, Phó cục trưởng quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết bảng giá đất đầu tiên theo Luật Đất đai 2024 sẽ được công bố năm 2026, thời gian giãn ra nhằm tránh gây “sốc giá” sau thông tin sáp nhập tỉnh. Nhiều địa phương đã rà soát, điều chỉnh bảng giá để thu hẹp chênh lệch, tránh biến động ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, song vẫn còn nơi cập nhật chậm hoặc quá cao, gây tác động xã hội.

Ông cũng ghi nhận phản ánh của người dân về mức thu tiền sử dụng đất quá cao khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở trong khu dân cư, do cách tính hiện hành còn bất hợp lý. Theo ông Tuấn, đây là trách nhiệm của địa phương, song Cục đang đề xuất sửa Nghị định 71 và Luật Đất đai, dự kiến trình Quốc hội tháng 10 tới.

“Các góp ý của đại biểu tại hội thảo hôm nay giúp Cục hiểu rõ hơn các vướng mắc thực tiễn và tự tin trong việc xây dựng quy định điều chỉnh phù hợp”, ông Tuấn chia sẻ. Theo định hướng, bảng giá đất sẽ được ban hành với thời hạn sử dụng 5 năm, đi kèm hệ số điều chỉnh được cập nhật hàng năm nhằm linh hoạt bám sát biến động thị trường.

Phương Uyên

Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/chuyen-gia-lo-bang-gia-dat-chay-dua-voi-gia-ao-4917370.html

Tin tức

Tại hội thảo “Giá đất, thuế đất thế nào cho hợp lý” do báo Thanh Niên tổ chức sáng 22/7, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), cho biết Bộ Tài chính đang đề xuất hai phương án sửa đổi Nghị định 103. Trong đó, phương án một là giảm mức truy thu từ 5,4% xuống 3,6% mỗi năm; hai là bỏ hẳn quy định truy thu và giao Chính phủ xem xét khi sửa Luật Đất đai 2024.

Chủ tịch HoREA cho rằng việc thu bổ sung tiền sử dụng đất là đúng luật Đất đai hiện hành, nhưng tỷ lệ 5,4% như quy định hiện tại hay 3,6% theo đề xuất mới của Bộ Tài chính là chưa hợp lý, bởi việc chậm xác định nghĩa vụ tài chính là do cơ quan Nhà nước, không phải lỗi của doanh nghiệp.

“Nếu áp dụng, chỉ nên thu 0,5% trong khi chờ sửa luật”, ông Châu kiến nghị.

Ông cũng dẫn ví dụ một dự án được giao đất 30 năm trước, đến năm 2025 mới được xác định tiền sử dụng đất là 100 tỷ đồng, sẽ phải nộp thêm tới 162 tỷ đồng tiền bổ sung nếu tính theo 5,4% mỗi năm. Với dự án 20 năm cũng tương tự, số tiền bổ sung là 108 tỷ đồng, theo ông là “cực kỳ vô lý”.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM. Ảnh: BTC

“Đây là lỗi của cơ quan nhà nước, không thể bắt doanh nghiệp gánh. Nếu chưa thể bỏ, chỉ nên thu 0,5% trong giai đoạn chờ sửa luật,” ông Châu nói và đề xuất thêm việc hoàn trả khoản tiền truy thu đã thu trước đây. Đồng thời, ông cho rằng mức 0,5% sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc hoàn trả này.

Ông phân tích thêm, áp dụng mức thu cao với hoạt động hồi tố là không phù hợp Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – vốn chỉ cho phép hồi tố trong trường hợp giảm nhẹ nghĩa vụ pháp lý. Khi sửa Luật Đất đai, HoREA tiếp tục đề xuất xóa bỏ hoàn toàn quy định truy thu này.

Chủ tịch HoREA cũng lưu ý tiền sử dụng đất thực chất là một khoản đầu tư trả trước được tính vào giá bán. Nếu truy thu bổ sung, chi phí sẽ bị đẩy sang người tiêu dùng, làm giảm khả năng tiếp cận nhà ở và gây lệch pha cung – cầu trên thị trường.

Trước đó, Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 103 về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với ba phương án: giữ nguyên mức thu bổ sung 5,4% như hiện nay; giảm còn 3,6% mỗi năm (tính theo trung bình ba chỉ số: lãi suất, CPI và lạm phát); hoặc bỏ hoàn toàn khoản thu này và giao Chính phủ xem xét khi sửa Luật Đất đai 2024.

Mức 5,4% từng vấp phải nhiều phản ứng từ doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương vì bị cho là không phản ánh đúng thực tế, gây gánh nặng tài chính trong khi thị trường bất động sản còn khó khăn. Bộ Tài chính cho biết các phương án điều chỉnh nhằm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

Phương Uyên

Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/de-xuat-muc-thu-tien-su-dung-dat-bo-sung-0-5-trong-khi-cho-sua-luat-4917315.html

Tin tức

Bộ Tài chính vừa đề xuất áp dụng phương thức đánh thuế 20% trên giá trị chênh lệch giữa giá mua và bán bất động sản theo từng lần chuyển nhượng. Nếu không xác định được giá mua và chi phí liên quan, thuế tính theo giá bán và thời gian sở hữu, với thuế suất từ 2–10% (dưới 2 năm: 10%, 2-5 năm: 6%, 5-10 năm: 4%, từ 10 năm trở lên 2%).

Việc áp thuế trên lãi chuyển nhượng bất động sản thể hiện rõ định hướng điều tiết hoạt động đầu cơ, “lướt sóng” – nguyên nhân góp phần đẩy giá nhà đất tăng nóng thời gian qua.

Điểm đáng chú ý của hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là phương án tính thuế lũy tiến theo thời gian nắm giữ nhà đất, nếu không áp dụng được tính thuế theo từng lần chuyển nhượng. Theo luật sư Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý bất động sản, tư duy chính sách thuế đang dịch chuyển, “từ đánh đồng tất cả giao dịch với thuế khoán 2% trên giá chuyển nhượng sang phân loại, đánh trúng vào hành vi cần điều chỉnh là đầu cơ, lướt sóng”.

Ông nói, thuế đánh càng cao nếu bán ra sớm khiến nhiều nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc lại mục tiêu “lướt sóng” nhà đất. Bởi những giao dịch “ăn chênh” trong thời gian ngắn chủ yếu dựa vào kỳ vọng hoặc thông tin quy hoạch chưa chính thức nên họ thường sử dụng đòn bẩy tài chính, tạo áp lực về dòng tiền. Việc buộc phải nắm giữ dài hạn khiến việc đầu cơ giảm sức hấp dẫn, từ đó, hạ nhiệt thị trường đồng thời tăng tính ổn định và bền vững.

Ông Tuấn đánh giá thay đổi này không đơn thuần là tăng thu ngân sách, mà là phép thử cho tiến trình tái cấu trúc thị trường. Đây là bước chuyển rõ ràng trong tư duy điều tiết: “bất động sản không còn là sân chơi dễ dãi cho đầu cơ”, mà là lĩnh vực cần đầu tư dài hạn, nghiêm túc và có trách nhiệm.

Theo kết quả một nghiên cứu của kênh Batdongsan, hơn 86% người mua bất động sản hiện nay nhằm mục đích đầu tư “lướt sóng” kiếm lời. Thời gian từ lúc họ mua đến khi sang tay tối đa trong một năm. Trong đó, tỷ lệ nhà đầu tư giữ bất động sản dưới 6 tháng chiếm đến 50% và từ 6-12 tháng tầm 36%. Chỉ 14% giữ tài sản lâu hơn một năm.

Đề xuất của Bộ Tài chính về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản. Đồ họa: Anh Tú

Chuyên gia tư vấn bất động sản cá nhân Lê Quốc Kiên cũng nhìn nhận phương pháp tính thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản sẽ có lợi hơn so với cách tính hiện nay (thuế khoán 2% trên giá chuyển nhượng), nếu người bán chứng minh được các chi phí phát sinh. Ví dụ, nếu chủ nhà mua một căn hộ với giá 4 tỷ đồng, chi phí liên quan là 800 triệu đồng, sau đó bán lại với giá 5 tỷ đồng, thuế thu nhập theo phương pháp mới là 40 triệu đồng (20% trên lợi nhuận 200 triệu đồng). Trong khi tính theo cách cũ, mức thuế phải đóng sẽ là 100 triệu (2% của 5 tỷ đồng). Theo cách tính này, những người bán lỗ nhà đất sẽ không phải đóng thuế.

Theo ông, cách tính này không chỉ mang lại sự công bằng và minh bạch hơn cho thị trường mà còn giúp tăng thu thuế đúng chỗ, đúng người, làm giảm các hoạt động đầu cơ ngắn. Người bán chọn cách tính thuế mới và chứng minh được chi phí phát sinh liên quan, mức đóng thuế sẽ thấp hơn. Điều này khuyến khích nhà đầu tư tập trung vào chiến lược dài hơi, hạn chế tình trạng đẩy giá nhà đất, giúp thị trường vận hành tích cực hơn.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết hiện hệ thống pháp luật chưa có chế tài kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất nhằm đẩy giá. Trong khi tình trạng mua bán, sang tay không được kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến “sốt nhà đất” tại nhiều địa phương.

Dữ liệu của đơn vị này chỉ ra Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng giá bán chung cư, lên đến 87% sau 6 năm, trung bình mỗi năm tăng gần 15%. Hết quý II, giá căn hộ trung bình ở Thủ đô đạt gần 76 triệu đồng một m2. Theo sau là TP Đà Nẵng và TP HCM với đà tăng giá bán lên đến 70% và 48%.

Tại nhiều khu đô thị, dự án đất nền, tình trạng nhà đầu cơ mua đất rồi bỏ hoang chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm giả diễn ra phổ biến, mục đích đều là đẩy giá kiếm lời. “Việc nghiên cứu áp thuế bất động sản là cấp bách để điều tiết thị trường. Không vì thấy khó ban hành mà bỏ qua chính sách này”, ông Đính nói.

Loạt biệt thự bỏ hoang nhiều năm, không người về ở tại khu đô thị phía Tây Hà Nội. Ảnh: Phạm Chiểu

Mặt khác, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại việc áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng nhà đất có thể gây nghẽn thanh khoản cục bộ, làm chậm dòng chảy vốn trong nền kinh tế.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam, cho rằng việc tính thuế theo giá bán và thời gian sở hữu, cao nhất 10% với thời gian nắm giữ dưới 2 năm (cao gấp 5 lần hiện hành) có thể khiến giao dịch sụt giảm, thị trường thứ cấp rơi vào trạng thái tạm thời đóng băng. Bởi tâm lý “lướt sóng” đã ăn sâu trong tư duy đầu tư của rất nhiều người Việt, trải dài ở nhiều phân khúc từ đất nền, chung cư đến thấp tầng. Họ thường có xu hướng “bán khi được giá” nên linh hoạt dịch chuyển dòng vốn sang các tài sản khác có lợi hơn trong từng thời điểm.

Theo ông Tuấn, phân khúc đất nền và căn hộ cao cấp sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Đây là hai phân khúc nhà đầu tư thường “lướt sóng” trong vòng 6-18 tháng để tối đa hóa lợi nhuận. Khi biên lợi nhuận bị bào mòn, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.

Ông Tuấn cũng quan ngại việc áp dụng thuế mới có thể đẩy giá nhà tăng cao.Bởi bên bán thường cộng toàn bộ chi phí, gồm cả thuế vào giá bán. Khi mức thuế tăng, giá bán ra cũng sẽ tăng theo và người mua cuối cùng có thể phải gánh thêm chi phí này. Ngoài ra, lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng kéo theo kênh đầu tư bất động sản cũng trở nên kém hấp dẫn so với các kênh khác. Thị trường địa ốc Việt Nam cũng khó cạnh tranh với các nước trong khu vực nơi có mức thuế thấp hơn.

Tương tự, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho biết cần có 2 điều kiện để tính thuế theo phương pháp trên. Đầu tiên là cơ sở dữ liệu về lịch sử giao dịch của tài sản phải minh bạch, thứ hai là quy định rõ ràng các khoản chi phí được khấu trừ, kèm điều kiện về hóa đơn, chứng từ chứng minh.

Hiện nay, cơ quan thuế có thể tra cứu lịch sử giao dịch của thửa đất và của người nộp thuế, nhưng giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng vẫn chưa phản ánh đúng giá thực tế. Về chi phí đầu vào liên quan, một giao dịch bất động sản thường có các khoản phí như giá mua, phí môi giới, phí cải tạo, phí sửa chữa, phí lãi vay… Theo ông Quang, việc xác định chi phí này tương đối phức tạp, nhất là với những căn nhà niên đại sử dụng hàng chục năm…

“Nếu không xác định được các chi phí kể trên, rất khó để hiện thực hóa cách tính thuế dựa trên lợi nhuận”, ông nói.

Theo các chuyên gia, để thực hiện hiệu quả chính sách đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng, yêu cầu tiên quyết là hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai. CEO Công ty Việt An Hòa cho biết nhà nước cần xây dựng hệ thống dữ liệu thị trường bất động sản minh bạch, nhất quán và triển khai liên thông thủ tục hành chính liên quan đến giá, giao dịch bất động sản (từ công chứng, thuế,…) trên nền tảng điện tử. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp kê khai sai giá trị giao dịch.

Luật sư Phạm Thanh Tuấn cũng khuyến nghị mỗi bất động sản khi đưa vào giao dịch phải được “số hóa” đầy đủ gồm giá mua – giá bán, thời gian giao dịch, số lần chuyển nhượng, giá trị từng lần. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu giá đất cũng cần được cập nhật kịp thời theo Luật Đất đai 2024 để tránh tình trạng bảng giá đất vẫn “lỗi thời” tại nhiều địa phương.

Đầu năm nay, Bộ Xây dựng đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online như chứng khoán nhằm chuyển đổi số liên thông các thủ tục đất đai. Người dân có thể giao dịch bất động sản, công chứng, thuế, đăng ký giao dịch trên môi trường điện tử.

Mới đây, Bộ này cho biết trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý có thể hình thành từ đầu năm 2026. Trung tâm này sẽ giúp kiểm soát sự minh bạch khi đưa bất động sản vào kinh doanh, hỗ trợ giải quyết liên thông các thủ tục hành chính trong quá trình giao dịch.

Ngọc Diễm – Phương Uyên

Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/het-thoi-luot-song-nha-dat-neu-ap-thue-20-tren-lai-chuyen-nhuong-4917182.html

Yêu cầu liên hệ

Chúng tôi sẽ kết nối bạn với những môi giới/ chủ đầu tư của dự án

Bằng việc gửi thông tin, bạn đồng ý với chính sách bảo mật và cho phép Diaocphongthuy.com; thu thập, xử lý, chia sẻ thông tin này tới môi giới, chủ đầu tư để liên lạc với bạn.