Nhà phố dự án Crownd Eden – Biểu tượng trung tâm mới tỉnh Bắc Ninh
Được đăng bởi
Tài
Cập nhập lần cuối vào
18/07/2025 14:00
Dự án The Crown Eden, Xã Dĩnh Trì, Bắc Giang, Bắc Giang
Thông tin mô tả
Sống có gu – kinh doanh độc bản – tận hưởng xứng tầm.
Ruby Avenue – The Crown Eden gợi ý kinh doanh cho những chủ nhân tinh hoa!
Shophouse The Crown Eden không dành cho những ai chỉ tìm chỗ để đầu tư.
Mà dành cho những người muốn đầu tư bằng phong cách sống bằng bản sắc.
Tầng dưới: Kinh doanh boutique showroom spa café có dấu ấn riêng.
Tầng trên: Sống tinh tế cho thuê có gu.
Tầng thượng: Private lounge, chill garden nơi riêng biệt để tận hưởng cuộc sống.
Một sản phẩm vừa sinh lời vừa sống đỉnh vừa thể hiện chất riêng không lặp lại.
Ruby Avenue nơi shophouse không đại trà. Mà được cá nhân hóa cho giới tinh hoa.
Báo cáo tài chính hợp nhất mới đây của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) cho thấy công ty có doanh thu gần 1.931 tỷ đồng, nhích nhẹ hơn 1% so với quý II/2024. Phần lớn nguồn thu của công ty đến từ việc sản xuất và buôn bán xi măng, clinker.
Kỳ này, giá vốn của công ty này hạ bớt 4% và duy trì ở mức thấp hơn doanh thu. Nhờ đó, lợi nhuận gộp cải thiện hơn một nửa lên gần 271 tỷ đồng. Biên lãi gộp ghi nhận ở mức 14%.
Chi phí tài chính và bán hàng tăng lên nhưng với tốc độ chậm. Trong khi đó, phần này được cân đối bởi chi phí quản lý doanh nghiệp tiết giảm.
Tổng lại, Vicem Hà Tiên lãi sau thuế hơn 112,3 tỷ đồng, cao gấp 2,45 lần so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là con số cao nhất trong vòng 3 năm qua, giúp doanh nghiệp lấy lại mốc lợi nhuận trăm tỷ sau nhiều quý thua lỗ hoặc lãi thấp.
Ban lãnh đạo cho biết sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý II tăng 8,5% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, giá vốn giảm do công ty tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất và giá nguyên nhiên liệu đầu vào hạ bớt. Ngoài ra, HT1 còn tăng thu nhập từ việc thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng đường nối từ Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, TP HCM.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vicem Hà Tiên có gần 3.518 tỷ đồng doanh thu và hơn 103 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với cùng kỳ, doanh thu chỉ nhích thêm 3% nhưng lợi nhuận cao hơn gấp gần 5 lần nửa đầu năm 2024.
Năm nay, doanh nghiệp này lên kế hoạch sản xuất 3,6 triệu tấn clinker và 5,84 triệu tấn xi măng. Qua đó, doanh thu đề ra hơn 7.162 tỷ đồng và lãi sau thuế 184 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành lần lượt 49% và 56% kế hoạch cả năm.
Công nhân đang kiểm tra bao bì sản phẩm tại nhà máy. Ảnh: HT1
Vicem Hà Tiên thành lập năm 1964, thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), nổi tiếng với các sản phẩm mang biểu tượng kỳ lân, có mặt tại hầu hết công trình dân dụng và công nghiệp trên khắp miền Nam. Doanh nghiệp này đang vận hành 2 lò nung clinker và 6 trạm nghiền xi măng tại nhiều tỉnh, thành với tổng công suất khoảng 7,5 triệu tấn mỗi năm – đứng đầu trong nhóm doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo Chứng khoán FPT (FPTS), nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa chủ yếu đến từ phân khúc xây dựng nhà ở với tỷ trọng ước tính chiếm 72,3% cơ cấu sản lượng năm 2023. Riêng HT1, tỷ lệ này lên đến khoảng 90%. Do đó những năm gần đây, ngành này đã trải qua giai đoạn khá điêu đứng.
Giai đoạn 2020-2022, nhu cầu xây dựng nhà ở và xi măng trong nước sụt giảm mạnh do dịch đã khiến hoạt động thi công phải tạm dừng. Nhu cầu nhà ở ảm đạm kéo dài sang đến năm 2023 trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt và áp lực thanh toán nợ trái phiếu tăng cao. Năm 2024, diện tích sàn nhà ở tiếp tục sụt giảm khi hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn khi thủ tục cấp phép dự án chậm trễ. Theo đó, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa tăng chậm với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) chỉ đạt 1,5% trong giai đoạn 2011-2024.
Tuy nhiên, triển vọng ngành này đang ngày càng rộng cửa. Theo công ty nghiên cứu thị trường BMI thuộc Fitch Solutions, tốc độ tăng trưởng xây dựng nhà ở của Việt Nam sẽ đạt đỉnh năm 2026 ở mức 7,5% với kỳ vọng khung pháp lý bất động sản mới dần thẩm thấu vào thị trường cùng triển vọng dài hạn khả quan nhờ thời kỳ “dân số vàng” và đẩy mạnh đô thị hóa. Theo đó, FPTS dự phóng sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa năm 2025 sẽ đạt mức 60,3 triệu tấn (tăng 2,4%) với tốc độ CAGR giai đoạn 2024-2030 ước đạt 2,38%.
Báo cáo quý II của hãng nghiên cứu thị trường Avison Young cho thấy, thị trường bán lẻ TP HCM sôi động nhờ các thương hiệu lớn liên tục mở rộng hoạt động, dù không có dự án mới đáng kể được đưa vào vận hành.
Tại khu vực trung tâm, giá thuê dao động 45-300 USD mỗi m2 một tháng. Các trung tâm thương mại cao cấp như Saigon Centre, Vincom Center Đồng Khởi duy trì mức giá 200-250 USD mỗi m2 cho các tầng thấp, còn Times Square trên phố Nguyễn Huệ đạt 300 USD mỗi m2. Ở khu vực ngoài trung tâm, giá thuê phổ biến từ 20-117 USD mỗi m2.
Còn theo CBRE Việt Nam, giá chào thuê trung bình tầng trệt và tầng một tại các trung tâm thương mại TP HCM hiện gần 280 USD mỗi m2, tăng 1,6% so với quý trước. Ngoài trung tâm, mức giá thuê trung bình cho các mặt bằng bán lẻ khoảng 53 USD mỗi m2, phù hợp với các thương hiệu tầm trung, chuỗi nhà hàng và dịch vụ nhắm đến người lao động hoặc cư dân địa phương.
Dù giá thuê tại trung tâm ở mức cao, tỷ lệ lấp đầy vẫn gần như tuyệt đối. Theo Avison Young ghi nhận, tỷ lệ lấp đầy tại các dự án tọa lạc ở khu trung tâm hiện nay khoảng 96%, ngoài trung tâm là 86%. CBRE Việt Nam cũng cho biết tỷ lệ trống ở mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm chỉ còn 5%, ngoài trung tâm là 8%, phản ánh sức hút mạnh từ vị trí đắc địa và ít chịu cạnh tranh từ nguồn cung.
Người dân TP HCM mua sắm tại trung tâm thương mại. Ảnh: Nhật Thực
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, cho biết các thương hiệu quốc tế lớn vẫn xem mặt bằng trung tâm là ưu tiên hàng đầu. Starbucks vừa khai trương cửa hàng tại Bitexco đã nhanh chóng thuê thêm mặt bằng tại Diamond Plaza. Uniqlo tiếp tục mở rộng về khu Đông với cửa hàng tại Vincom Lê Văn Việt. Với các trung tâm thương mại lớn như Saigon Centre, Vincom Đồng Khởi, tỷ lệ lấp đầy duy trì ở mức 98-100%.
Ông David Jackson, nhìn nhận trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung mới, các trung tâm hiện hữu tận dụng lợi thế vị trí để duy trì hiệu suất cao. Các thương hiệu thời trang và F&B dẫn dắt xu hướng thuê, ưu tiên các vị trí có lưu lượng khách ổn định. Yếu tố trải nghiệm người tiêu dùng ngày càng được chú trọng, khiến thiết kế không gian, kết nối tiện ích và dịch vụ hậu mãi trở thành tiêu chí hàng đầu trong định giá mặt bằng.
Bà Mai Võ, Giám đốc bộ phận bán lẻ CBRE TP HCM, cho hay một trong những xu hướng đáng chú ý thời gian gần đây là sự gia nhập mạnh mẽ của các thương hiệu Trung Quốc như Oh!Some, Polarpopo, KKV, BanTianYao, Wayjie… Các thương hiệu này đang mở rộng nhanh chóng tại TP HCM và hầu hết đều chọn các trung tâm thương mại nội thành làm điểm đến.
Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư trung tâm thương mại cũng linh động tái cơ cấu khách thuê bằng cách gộp các ô nhỏ thành diện tích lớn hơn, nhường chỗ cho các thương hiệu theo mô hình lifestyle. Mục tiêu là nâng tầm trải nghiệm khách hàng, biến trung tâm thương mại thành “one-stop shop” – nơi tích hợp nhiều tiện ích và dịch vụ trong cùng không gian.
Đánh giá về thị trường bán lẻ 6 tháng cuối năm, bà Mai Võ cho biết thành phố sẽ có thêm khoảng 25.000 m2 mặt bằng bán lẻ mới từ khối đế hai dự án tại khu trung tâm. Sự đa dạng thương hiệu sẽ kéo theo cạnh tranh giá thuê và mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời buộc các nhà bán lẻ phải linh hoạt, sáng tạo và đổi mới sản phẩm, dịch vụ để duy trì sức hút cũng như cơ cấu lại giá thuê. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng thông minh, sẵn sàng nghiên cứu kỹ, so sánh giá và tận dụng các ưu đãi để tối ưu hóa chi tiêu. Các cửa hàng bán lẻ cần đẩy mạnh mô hình đa kênh (omnichannel) nhằm thích nghi với xu hướng tiêu dùng mới.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm nay đạt khoảng 2,62 triệu tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng TP HCM cũng ghi nhận mức tăng tương tự, cho thấy sức mua nội địa vẫn là động lực chính, được hỗ trợ bởi các chiến dịch kích cầu tiêu dùng và du lịch.
Trong báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết số lượng chung cư thương mại giá bình dân ở Hà Nội và TP HCM vẫn rất hạn chế do các chủ đầu tư chủ yếu phát triển nhà cao cấp.
So với năm ngoái, nguồn cung căn hộ tiếp tục tăng với phần lớn dự án giá trên 80 triệu đồng mỗi m2. Thậm chí số dự án giá hơn 100 triệu đồng một m2 có xu hướng mở rộng ra cả khu vực vùng ven.
Viện này cho biết giá chung cư tăng cao khiến số lượng căn hộ giá rẻ trên thị trường ngày càng ít, chủ yếu đến từ các dự án đã bàn giao lâu năm, xa trung tâm. Tại Hà Nội, tỷ trọng căn hộ chuyển nhượng dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 3,9%, trong khi phân khúc trên 5 tỷ lên tới 55%.
Tại TP HCM, căn hộ trên 5 tỷ đồng cũng chiếm tỷ trọng lớn, hơn 47%. Khoảng 28% thị phần thuộc về phân khúc 3-5 tỷ đồng. Còn chung cư dưới 2 tỷ đồng chiếm khoảng 7% và cũng đang có xu hướng biến mất.
Diễn biến trên cũng được nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường ghi nhận. Hãng tư vấn bất động sản CBRE cho biết 6 tháng đầu năm, tổng nguồn cung căn hộ mở bán mới ở Hà Nội đạt hơn 10.760 căn, cao thứ hai trong 5 năm trở lại đây. Giá bán các dự án mới đều được chủ đầu tư để ở ngưỡng cao, trung bình 79 triệu đồng một m2 (chưa gồm VAT, phí bảo trì và chiết khấu), tăng 33% so cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, tại trung tâm TP HCM (trước sáp nhập), giá căn hộ đạt trung bình 82 triệu đồng mỗi m2, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Các dự án mở bán mới ghi nhận mức tăng bình quân 10-13% so với giai đoạn trước.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội, cho biết chủ đầu tư “kém mặn mà” làm chung cư bình dân bởi họ phải cân bằng bài toán lợi nhuận. Hiện các chủ đầu tư đối mặt với chi phí liên quan đất đai tăng đáng kể sau khi áp dụng bảng giá đất mới cộng với giá vật liệu xây dựng và thủ tục pháp lý kéo dài, làm tăng chi phí đầu vào.
“Điều này dẫn đến giỏ hàng sơ cấp dưới 3 tỷ đồng ngày càng hiếm tại hai đô thị lớn, kéo theo chung cư cũ dưới 2 tỷ đồng cũng dần biến mất”, bà An cho hay.
Một chung cư cao tầng ở trung tâm Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành
Giá bán liên tục tăng tạo áp lực đến khả năng hấp thụ của thị trường. Viện Kinh tế Xây dựng cho biết tỷ lệ hấp thụ nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP HCM đều sụt giảm, lần lượt 13% và 7% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường chuyển nhượng, lượng giao dịch chung cư tại Thủ đô cũng hạ gần 8%.
Tương tự, CBRE cho biết tổng lượng giao dịch chung cư tại Hà Nội trong quý II đạt gần 5.200 căn, giảm 27% so cùng kỳ. Tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới đạt trung bình 60% trong khi cùng kỳ năm ngoái, nhiều dự án do đơn vị này tham gia kinh doanh có mức thanh khoản hơn 90% sau mở bán.
Theo một khảo sát mới đây của VnExpress với hơn 7.400 độc giả, hơn một nửa người tham gia chia sẻ rằng họ không muốn mua chung cư trong nửa cuối năm vì giá quá cao. Trong khi 65% người tham gia chỉ đủ khả năng mua căn hộ dưới 3 tỷ đồng.
Về lâu dài, câu chuyện tăng giá bất động sản nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và xã hội. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng giá nhà liên tục tăng khiến người thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó tiếp cận giấc mơ an cư.
“Nếu không kiểm soát kịp thời, nguy cơ bong bóng bất động sản có thể xảy ra khiến thị trường đối mặt rủi ro đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến nền kinh tế”, ông Đính nói.